Chế độ ăn uống chống ung thư miệng bao gồm việc tăng cường bổ sung những thực phẩm lành mạnh có tác dụng phòng ngừa ung thư và hạn chế sử dụng thực phẩm có hại cho sức khỏe.
3 sai lầm trong ăn uống khi bị ung thư miệng
Các loại súp ngừa ung thư miệng
Ăn ít chất béo, đồ muối và đồ nướng
Người ta đã chứng minh bệnh ung thư nói chung và ung thư miệng nói riêng có nhiều yếu tố liên quan tới môi trường sống và tập quán sinh sống. Ngoài ra, có khoảng 35% nguy cơ ung thư có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống theo hướng khoa học, lành mạnh hơn. Điều đó có nghĩa là một chế độ ăn uống thích hợp được giới thiệu ngay sau đây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng:
Ăn ít chất béo: một khẩu phần ăn có chứa nhiều chất béo có thể tạo ra năng lượng lớn hơn khoảng 30% so với toàn bộ năng lượng do thực phẩm cung cấp, làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Theo các chuyên gia, bạn nên giảm lượng chất béo trong thực phẩm bằng cách lựa chọn những loại thực phẩm như thịt nạc, hạn chế ăn da động vật, uống sữa ít béo, chế biến món ăn bằng cách luộc, hấp thay vì chiên, xào, tránh ăn nhiều đồ ngọt,…
Ăn ít đồ muối và đồ nướng: những chất hóa học như nitrit và nitrat có nhiều trong các loại thực phẩm bảo quản như xúc xích, giảm bông, thịt hộp, dưa cà muối,… có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, ung thư vòm họng và ung thư thực quản, ung thư dạ dày,… Các loại đồ nướng được chế biến trực tiếp bằng cách tiếp xúc với khói và lửa có thể sản sinh ra các chất gây ung thư nên bạn cũng cần hạn chế nhóm thực phẩm này nếu muốn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng.
Ăn nhiều chất xơ, tránh xa thuốc lá và rượu bia
Ăn nhiều chất xơ, không ăn đồ mốc: những loại ngũ cốc, rau củ và trái cây tươi có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày và ung thư đại tràng. Vì các loại thực phẩm này ít chất béo, giàu chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin A, C – chất chống oxy hóa cực tốt có tác dụng phòng bệnh ung thư. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn thực phẩm bị thiu, mốc nếu muốn tránh xa nguy cơ mắc ung thư miệng.
Không hút thuốc lá: khói thuốc lá được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư miệng, ung thư phổi, là những loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở nam giới. Người ta cũng nhận thấy rằng những người có thói quen hút thuốc lá lâu năm mà ăn ít chất xơ và nhiều chất béo cũng dễ mắc ung thư miệng, ung thư vòm họng và ung thư phổi hơn.
Không uống rượu: thói quen tiêu thụ nhiều rượu bia có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư thanh quản,… Ngoài ra, nguy cơ mắc ung thư miệng và vòm họng cũng gia tăng đáng kể ở những người uống nhiều rượu và thói quen vệ sinh răng miệng kém nên bạn cần cẩn trọng để phòng bệnh tốt hơn.
Lời kết
Trên đây là gợi ý về chế độ ăn uống chống ung thư miệng mà bạn nên lưu ý để phòng ngừa và điều trị thật tốt để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Ngoài ra, còn một biện pháp giúp phòng bệnh ung thư miệng rất tốt khác chính là sử dụng thuốc Fucoidan mỗi ngày theo đúng lời khuyên của nhà sản xuất. Đây là loại thuốc được chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản với tác dụng là phòng ngừa và điều trị ung thư hiệu quả.
M.A.B
Leave a Reply